TẠI SAO BẠC BỊ ĐEN?
Vào năm 2006, NXB giáo dục phát hành cuốn sách đem lại kiến thức giá trị và thú vị về Bạc. Các bạn hãy dành chút thời gian cùng KaT đọc câu chuyện ngắn bên dưới nhé.
CÂU CHUYỆN VỀ NGUYÊN TỐ BẠC (Ag)
Trích từ: Truyện kể 109 nguyên tố hóa học - Nhà Xuất Bản Giáo Dục
---------------------
“ Hai câu chuyện sau đây về Bạc có thể cũng khá lí thú:
Thứ nhất, vì sao khi để rất lâu ngoài không khí, Bạc bị sẫm đi không óng ánh như trước? Và có cách nào hồi phục lại?
Trong không khí, thường có khí hiđrosunfua (H2S). Khí này tác dụng với Bạc tạo thành bạc sunfua Ag2S có màu đen.
4 Ag + 2 H2S + O2 ----t0----> 2 Ag2S + 2 H2O (phản ứng oxi hóa – khử)
2 Ag + H2S (ẩm) ----> Ag2S + H2
Để lau sạch những vết đen này, có thể dùng dung dịch (1 : 4) natri thiosunfat (Na2S2O3) là một chất định hình mà người thợ ảnh nào cũng biết.
Kết quả bạc sunfua tan đi nhờ tạo thành phức chất Na3[Ag(S2O3)2].
Ngoài ra cũng dựa vào tính chất tạo phức của Bạc với amoniac, chúng ta có thể dùng dung dịch amoniac để lau bóng những đồ dùng bằng Bạc để lâu ngày. Một điều cần chú ý, là sau đó phải đun lâu trong nước sôi và nên cho thêm một ít phèn chua thì tốt, bởi vì thiosunfat cũng như amoniac nếu còn sót lại sẽ làm đen Bạc mau chóng.
Thứ hai, bạc có chữa bệnh được không?
Chuyện kể rằng vào thế kỷ thứ 4 trước CN, quân Hi Lạp sau khi chiếm Ba Tư và một số nước vùng Vịnh thì tràn sang Ấn Độ. Tại đây quân Hi Lạp bị một trận tháo dạ kinh hoàng. Có điều kỳ lạ là các sĩ quan tuy cùng ăn cùng uống với lính nhưng lại không sao cả!
Câu chuyện kỳ lạ này mãi đến hơn 2000 năm sau mới sáng tỏ: sĩ quan uống nước trong cốc bằng Bạc còn binh lính thì uống với cốc bằng Thiếc.
Một phần rất nhỏ Bạc tan trong nước tạo thành dung dịch keo có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Nhân đây xin nói thêm rằng, những ai bịt răng giả, nếu có điều kiện nên dùng Bạc thật hay Vàng thật càng tốt. Khoa học chứng minh rằng, Vàng và Bạc với một lượng vô cùng bé đã có khả năng tiêu diệt vi khuẩn đường ruột. Nước lạnh đựng trong cốc bằng Bạc hay Vàng không bao giờ bị hỏng.
Không phải ngẫu nhiên mà có sự trùng hợp kỳ lạ: các dân tộc thiểu số ở các vùng núi trên thế giới hay đeo đồ trang sức bằng kim loại nhất là Bạc.
Tiếp xúc với da, Bạc có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh. Trong dân gian nước ta còn lan truyền phương pháp chữa bệnh cảm lạnh bằng cách dùng đồng bạc thật để “đánh gió”. Dân tộc cổ Ai Cập chữa các vết thương và chỗ loét ở da bằng cách áp mảnh Bạc thật lên chỗ đau.”
---------------------
Bạc gặp hợp chất lưu huỳnh thì nó sẽ đen thui thùi lùi luôn nhe các bạn, đồng thời đó là báo động đỏ cho môi trường nơi bạn đang sinh sống. Việc vệ sinh bạc là việc nên làm thường xuyên để giữ bạc luôn đẹp và sáng.
Dù vậy không thể chối bỏ được những ưu điểm của bạc, khiến nó là luôn kim loại quý và giá trị, được áp dụng vào nhiều lĩnh vực liên quan tới sức khoẻ cho tới tận ngày hôm nay.
Không chỉ bộ giáo dục mà ưu điểm của bạc trong đời sống còn được trích dẫn trong rất nhiều bài báo cũng như nghiên cứu khoa học về sức khoẻ. Nên hãy yên tâm đừng lo lắng nếu món trang sức bạc xuống màu hoặc bị đen bạn nhé.
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1c_sulfide
https://vnexpress.net/ly-do-nen-deo-trang-suc-bac-3135875.html
https://suckhoedoisong.vn/ly-do-nen-deo-trang-suc-bac-1695846.htm
https://tienphong.vn/loi-ich-tu-viec-deo-vong-bac-cho-con-va-nhung-dieu-can-luu-y-post811174.tpo
n để pBBẠBẠC BỊ ĐEN, LIỆU CÓ PHẢI LÀ ĐIỀM BÁO VỀ SỨC KHOẺ?
Ở thập niên 70, phản ứng của bạc với cơ thể con người đã được các nhà khoa học Liên Xô nghiên cứu. Ngoài các loại muối, mồ hôi còn chứa các axit amin có thành phần là lưu huỳnh. Mồ hôi tiết ra càng nhiều thì bạc càng sẫm màu. Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng này nhưng thuờng là do 2 loại chính: Bệnh toàn thân và bệnh cục bộ.
Nếu bạc bạn đeo ở nhiều vị trí cùng bị xám màu thì đó là biểu hiện của bệnh toàn thân, còn nếu chỉ 1 nơi đeo bị xám màu thì là do bệnh cục bộ. Nhưng dù vì lý do gì thì bạn nên theo dõi, nếu cần phải tìm đến bác sĩ về nội tiết tố.
Đã có nhiều trường hợp tuyến mồ hôi tiết chất nhờn gấp 2-3 lần bình thuờng, làm bạc đen một cách nhanh chóng như:
1. Tuyến yên khi bị bệnh có thể gây rối loạn hoóc môn, dẫn tới tiết mồ hôi quá mức kèm theo mật độ lưu huỳnh cao làm bạc bị đen nhiều hơn.
2. Khi mới mang thai, "cơn bão hoóc môn" sẽ nhanh chóng làm mờ đục các đồ trang sức bạc.
3. Đa nang buồng trứng
4. Các bệnh về tuyến thuợng thận cũng làm mồ hôi tiết chất nhờn khá nhiều
5. Dậy thì cũng là nguyên nhân mồ hôi tiết chất nhờn nhiều, do lượng hoóc môn rất cao
6. Với những người tuyến mồ hôi có chứa nhiều lưu huỳnh (thường gọi là mồ hôi muối), bạc sẽ mau bị đen. Có người tuyến mồ hôi ít hoặc không chứa lưu huỳnh Nhưng cũng có một số người tuyến mồ hôi có khả năng khử muối bạc-lưu huỳnh (thường goị là mồ hôi dầu) thì đeo bạc lúc nào cũng rất sáng và bóng.
CÁC LƯU Ý KHI BẢO QUẢN TRANG SỨC BẠC
Ngay cả bạc để lâu ngày không đeo, vẫn có thể bị đen như bình thường nếu để bạc ở nơi có tồn tại hợp chất của lưu huỳnh, hoặc trước khi bảo quản đã vô tình tiếp xúc với mồ hôi mà chưa được lau sạch nên lưu huỳnh vẫn còn bám vào bạc. Như vậy bạn đã vô tình tạo môi trường có điều kiện khá tốt (môi trường kín) càng làm cho bạc phản ứng với lưu huỳnh mạnh hơn.
1. Lau sạch bạc bằng khăn chuyên dụng, loại khăn này có tác dụng khử lưu huỳnh (nhìn giống khăn lau kính nhưng đừng bị nhầm lẫn nhé, khăn này có bán tại KaT Jewelry)
2. Tránh tiếp xúc lại với cơ thể hoặc đồ vật khác khi lau
3. Dùng khăn kẹp và cất bạc vào túi zip, khoá chặt miệng túi lại (Lưu ý túi zip phải là túi sạch. Nếu túi đã từng chứa sp bị đen thì phải thay túi khác ngay)
SAI LẦM KHI BẢO QUẢN làm bạc vẫn bị đen, là do các bạn lại hay bỏ quên bước 1 và 2, mà làm thẳng luôn bước thứ 3. Khi làm đủ 3 bước trên theo đúng trình tự, chắc chắn bạc sẽ luôn trắng sáng.
CÁCH KHẮC PHỤC KHI BẠC BỊ ĐEN
Như ta đã biết, Bạc bị đen là hiện tượng cực kỳ bình thường và luôn có những cách dễ dàng để tạo phản ứng hóa học làm bay lớp đen của bạc như các cách sau:
- CÁCH 1: Dung dịch vệ sinh trang sức: Bạn có thể tìm thấy loại nước rửa này ở trong các siêu thị hoặc tốt nhất hãy sử dụng dung dịch KAT Jewelry. https://katjewelry.vn/set-cleaner
Bước 1: Đổ nước ra 1 cái chén nhỏ vừa đủ ngâm toàn bộ sản phẩm trang sức của bạn
Bước 2: nhúng trang sức vào 3-5 giây và lấy ra ngay lập tức
Bước 3: Lấy 1 miếng khăn giấy khô đặt trang sức lên để lau khô phần dung dịch còn đọng trên trang sức, hạn chế dung dịch chạm vào tay
Bước 4: Sử dụng khăn lau bạc chuyên dụng (đừng nhầm lẫn với loại khăn lau mắt kính). Khăn này có tẩm 1 lớp phủ đặc biệt khiến trang sức bóng và sáng. Lau và chùi xung quanh trang sức.
Bước 5: Đổ phần dung dịch vào lại chai để dành cho lần sử dụng sau. Bạn có thể tái sử dụng nhiều lần cho tới khi dung dịch trở thành màu đen và không còn tác dụng làm sáng. Số lần sử dụng tùy vào độ xuống màu và số lượng trang sức bạn vệ sinh.
Bước 6: Dùng khăn kẹp và cất bạc vào túi zip, khoá chặt miệng túi lại (Lưu ý túi zip phải là túi sạch. Nếu túi đã từng chứa sp bị đen thì phải thay túi khác ngay).
- CÁCH 2: Dùng bàn chải và kem đánh răng: Bạn chỉ cần sử dụng kem đánh răng, bôi đều lên trên bề mặt đồ trang sức bạc, để một thời gian và lau sạch lại đồ trang sức. Kem đánh răng không chỉ có tác dụng làm sáng bóng và bảo vệ răng khỏi vi khuẩn, nó còn có tác dụng trong việc làm sáng trang sức. Bạn chỉ cần sử dụng kem đánh răng, bôi đều lên trên bề mặt đồ trang sức bạc, để một thời gian và lau sạch lại đồ trang sức. Bạn sẽ thấy đồ trang sức của mình sáng hơn so với lúc đầu.
- CÁCH 3: Dùng giấm: Trộn lẫn giấm ăn với bột baking soda, dùng khăn mềm hoặc mút lấy hỗn hợp vừa trộn đánh bóng đồ dùng bằng bạc, để yên trong 3 tiếng. Bạn cũng có thể sử dụng công thức này để làm sáng trang sức bạc. Nên rửa sạch lại với nước lạnh.
- CÁCH 4: Quả bồ kết: Ngoài ra, có thể dùng quả bồ kết nghiền nát, ngâm đánh vào nước sôi, chờ cho nổi bọt, đem ngâm đồ trang sức bạc vào đó, rồi rửa lại bằng nước sạch lau khô. Kết quả rất tốt. Những vị thuốc bắc như cát cánh, chỉ viễn cũng có tác dụng đối với đồ trang sức bạc như bồ kết. Hoặc dùng dung dịch 50 F255 axit oxalit để ngâm rửa. Axit oxalit rất dễ tìm mua.
- Sơn móng tay: Trang sức bạc khi mới mua về, có thể bôi đều một lớp dầu đánh móng tay, vừa tăng độ sáng bóng, vừa chống lại sự xỉn màu. Khi muốn tẩy rửa lớp dầu này, có thể dùng nước hương tiêu (dung dịch gốc nitoric) để ngâm đồ trang sức bạc trong vài phút, sau đó rửa bằng nước lã.
Bảo quản phòng ngừa bạc bị đen
Khi đeo trang sức các bạn hạn chế tiếp xúc với hóa chất, nếu bạn nào dung nước hoa thì sau khi xịt nước hoa hoặc bạn nào sử dụng lotion dưỡng da thì đợi tầm 10 – 15p hãy đeo trang sức vào, hạn chế đeo trang sức khi đi làm tóc (uốn , nhuộm , tẩy) vì hóa chất đó sẽ làm đen bạc. Sau khi tắm suối nước nóng, có thể thấy bạc bị đen, bởi vì trong nước nóng có hidrosunfua, nhanh chóng tạo thành muối bạc-lưu huỳnh và làm bạc bị đen.
Sau khi tháo trang sức sau mỗi lần sử dụng, bạn nên vệ sinh sạch sẽ trang sức rồi cất và bảo quản ở nơi khô ráo và kín. Hiện nay tại KAT Jewelry đang cung cấp sản phẩm SET CLEANER – chính là bộ dung dịch rửa trang sức cho các bạn có nhu cầu về vệ sinh trang sức mà sợ những sản phẩm tẩy rửa thông thường sẽ làm hư hỏng trang sức Bạc của bạn.
>>> XEM THÊM: Top các món quà sinh nhật cao cấp cho mọi đối tượng